
Khoa khám bệnh & Nội khoa - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí
Vi khuẩn giang mai nằm trong nhóm những loại khuẩn nguy hiểm. Mặc dù hiện nay đã có thuốc chữa nhưng số lượng người mắc vẫn không thuyên giảm. Hãy cùng tìm hiểu về đặc điểm, khả năng gây bệnh cũng như phương pháp chẩn đoán loại khuẩn này.
[bravo_featured_title]Vi khuẩn giang mai là loại nào?[/bravo_featured_title]
Giang mai là bệnh lây qua đường tình dục có tốc độ lan truyền cực kỳ cao do tác nhân là xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Loại vi khuẩn này mới được tìm thấy từ đầu thế kỷ 20. Đến khoảng giữa thế kỷ 20 mới tìm ra được loại thuốc có phản ứng với loại khuẩn này.
Kết cấu vi khuẩn giang mai thường có 8 - 11 vòng xoắn lượn đều như lò xo theo chiều kim đồng hồ quấn quanh tế bào. Ngoài kết cấu xoắn, các nhà khoa học còn gặp hình “hạt”. Trên kính hiển vi quan sát thấy rõ loại vi khuẩn này kết hợp từ 3 sợi nhỏ quấn ngược chiều quanh tế bào.
Vi khuẩn giang mai
Xoắn khuẩn sinh sản theo hình thức chia đôi, là loại vi khuẩn kỵ khí rất khó nuôi. Hiện nay các nhà khoa học vẫn chưa nuôi cấy được loại vi khuẩn giang mai trong môi trường nhân tạo. Để phục vụ cho nghiên cứu khoa học, cách tốt nhất vẫn là tiêm vào tinh hoàn thỏ.
Vi khuẩn giang mai đề kháng yếu, dễ chết khi ra khỏi cơ thể. Khi gặp các loại chất sát trùng thông thường thì dễ chết. Thậm chí chết rất nhanh ở nhiệt độ cao và khô, ưa môi trường ẩm ướt, chịu lạnh tốt. Chúng chịu tác động bởi nhiều loại kháng sinh khác nhau. Chúng cũng có khả năng biến đổi kháng kháng sinh mạnh mẽ.
[bravo_featured_title]Khả năng gây bệnh của vi khuẩn giang mai[/bravo_featured_title]
Trong tự nhiên, loại xoắn khuẩn giang mai chỉ gây bệnh cho người. Nơi chứa mầm bệnh duy nhất chính là từ bệnh nhân. Người nhiễm vi khuẩn giang mai chủ yếu là do quan hệ tình dục không có bảo vệ. Ngoài con đường tình dục thì những tiếp xúc như hôn, tiếp xúc với vết xước, máu của người bệnh cũng có thể lây nhưng ít.
Vi khuẩn giang mai ra ngoài cơ thể sẽ chết sau khoảng từ 2 - 4 giờ. Vì thế khả năng lây gián tiếp khi tiếp xúc với các vật dụng cá nhân của người bệnh như khăn mặt, dao cạo, bát ăn… còn chưa được khẳng định chính xác là có hay không.
Đối với phụ nữ mang thai, vi khuẩn giang mai có thể xâm nhập vào thai nhi thông qua nhau thai. Bắt đầu từ tháng thứ 5. Khi loại xoắn khuẩn này xâm nhập sẽ khiến nhiễm trùng tử cung. Gây ra tình trạng thai lưu, sảy thai, sinh non. Nếu thai nhi sống sót đến khi sinh ra thì có khả năng dị tật cao, yếu ớt thậm chí là tử vong.
Nhiều trường mẹ bị giang mai nhưng thai nhi không nhiễm bệnh trong thời thai kỳ. Tuy vậy, quá trình sinh nở thai nhi đi qua đường sinh dục của mẹ vẫn có thể nhiễm bệnh. Trẻ sơ sinh mắc bệnh gọi là giang mai bẩm sinh và phải được điều trị đặc biệt. Những trường hợp chẩn đoán mắc giang mai bác sĩ khuyên bệnh nhân sinh mổ để hạn chế lây bệnh.
[bravo_featured_title]Phương pháp chẩn đoán phát hiện vi khuẩn giang mai[/bravo_featured_title]
Người mắc giang mai thường trải qua 3 giai đoạn bệnh chính và một giai đoạn tiềm ẩn. Chẩn đoán giang mai là cách để phát hiện bệnh và điều trị cho đúng cách.
Giai đoạn đầu bệnh có biểu hiện nhưng cơ thể chưa hẳn đã tạo ra kháng nguyên kịp thời. Cách xác định vi khuẩn gây bệnh tốt nhất là lấy mẫu bệnh phẩm từ vết săng giang mai và làm tiêu bản soi dưới kính hiển vi. Từ ngày phát bệnh thứ 10 trở đi có thể làm chẩn đoán huyết thanh.
Các xét nghiệm mà bác sĩ thực hiện có thể là RPR, VDRL, T.P.I... hoặc kết hợp xét nghiệm nhiều lần nhằm phát hiện các kháng thể, kháng nguyên đặc hiệu mà chỉ người mắc bệnh giang mai mới có. Cụ thể thực hiện như thế nào còn tùy theo tình trạng bệnh và điều kiện của mỗi cơ sở y tế.
Khi đã phát hiện vi khuẩn giang mai một cách chính xác thì các bác sĩ sẽ thực hiện điều trị cho người bệnh theo lộ trình đặc trị, nguyên lý chủ yếu vẫn là sử dụng các loại kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn, tiêu biểu là Penicillin. Cần thực hiện điều trị sớm và đủ liều theo đúng chỉ thị của bác sĩ, kết hợp xét nghiệm máu liên tục cho tới khi cơ thể đã đào thải hết vi khuẩn gây bệnh thì mới được coi là khỏi bệnh.
Do hiện nay chưa có vacxin đặc hiệu cho vi khuẩn giang mai nên phòng chống bệnh vẫn là cách tốt nhất để hạn chế nguy cơ bệnh. Qua những thông tin trên nếu người bệnh còn điều gì thắc mắc về vi khuẩn giang mai có thể liên lạc tới phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc Ninh, đây là cơ sở y tế chuyên bệnh giang mai sẽ được tư vấn cụ thể kỹ lưỡng hơn.
Bệnh lậu phát triển qua hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, bệnh khi chuyển sang giai...
Phòng khám đa khoa Thành Đô có tốt không? Đó cũng là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra...
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu an toàn và uy tín? Bệnh lậu có ảnh hưởng nặng nề đến sức...
Bệnh mụn rộp sinh dục hay herpes sinh dục được coi là một trong những bệnh xã hội điển hình....
“ Gieo mầm hy vọng - gặt trọn niềm tin ”