
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí
Mắc giang mai khi mang thai khiến cho mẹ bầu hết sức lo lắng, khó an tâm dưỡng thai được. Tìm hiểu về đặc điểm, ảnh hưởng và cách điều trị giang mai cho mẹ bầu là điều cần thiết để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé.
Phụ nữ mang thai vẫn có thể bị nhiễm xoắn khuẩn giang mai nếu có quan hệ tình dục không an toàn. Ngoài ra tiếp xúc trực tiếp đường máu, vết thương hở với nguồn bệnh cũng bị bệnh. Giang mai do xoắn khuẩn Treponema Pallidum gây ra. Loại khuẩn này có thể lây nhiễm dễ dàng nếu người bệnh để vết thương hở tiếp xúc trực tiếp với máu, dịch, vết loét trên da của người mắc giang mai.
Ngoài ra, nếu mẹ bầu vẫn có quan hệ tình dục thì cũng có khả năng mắc bệnh cao. Tỉ lệ mắc bệnh không thua kém gì so với người bình thường. Không chỉ quan hệ bằng đường sinh dục mới mắc bệnh mà quan hệ qua đường hậu môn, đường miệng cũng có thể bị nhiễm bệnh.
Mẹ bầu nếu bị nhiễm giang mai hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh thì cần phải đi thăm khám ngay để được điều trị cho kịp thời.
Mẹ bầu vốn là nhóm đối tượng cần chăm sóc sức khỏe đặc biệt. Nhiễm giang mai có ảnh hưởng rất lớn, không chỉ đến sức khỏe mẹ mà còn tới cả thai nhi. Cụ thể:
- Người bị mắc giang mai thì có thể gặp các biểu hiện bệnh lên khắp cơ thể tùy theo giai đoạn của bệnh. Đối với giai đoạn 1 và 2 là biểu hiện ngoài da mọc lên các săng, mụn hay ban đào… Những dấu hiệu này là điển hình của người mắc giang mai sớm. Có thể mọc chủ yếu ở cơ quan sinh dục, hậu môn, miệng… hoặc mọc toàn thân trên khắp da.
Nếu mẹ bầu bị giang mai giai đoạn 3 thì có thể bị tổn thương tới các cơ quan trong cơ thể. Bao gồm toàn bộ hệ thần kinh, nội tạng, tim mạch, cơ xương… Như vậy thì mẹ bầu sẽ bị tổn thương cực kỳ lớn.
- Mẹ bầu mắc giang mai có nguy cơ cao bị sảy thai, thai lưu, sinh non… Giang mai có thể khiến chị em bị sảy thai, tổn hại đến sức khỏe sinh sản và cơ thể.
- Thai nhi có khả năng nhiễm giang mai cao từ thai kỳ: Người mẹ mắc giang mai có thể truyền xoắn khuẩn cho thai nhi bắt đầu từ tháng thai thứ 5 trở đi.
- Thai nhi có thể bị giang mai bẩm sinh qua quá trình sinh nở: Nếu mẹ bầu không được chẩn đoán giang mai. Hơn nữa tiến hành sinh thường thì trẻ có thể bị nhiễm bệnh thông qua tiếp xúc với đường sinh dục của mẹ.
- Thai nhi mắc giang mai sau sinh thường yếu ớt, dễ bị dị tật và có tỉ lệ tử vong cao: Sau sinh trẻ sẽ cần điều trị giang mai bẩm sinh luôn nếu chẩn đoán bị bệnh. Trong nhiều trường hợp, trẻ sinh ra có thể bị dị tật như mù lòa, bệnh về tai, tổn thương não... Trẻ cũng có thể bị tim mạch, xơ gan, thiếu máu, bệnh xương khớp, bệnh răng lợi…
Chỉ có thể chẩn đoán mẹ bầu bị giang mai chứ không thể xét nghiệm huyết thanh cho trẻ sơ sinh mà cho kết quả chính xác ngay được. Do đó, thông thường nếu trẻ chưa phát bệnh giang mai thì bác sĩ sẽ theo dõi thêm. Hoặc tùy theo mong muốn của gia đình mà tiến hành điều trị dự phòng cho trẻ.
Nếu sản phụ bị giang mai thì tùy theo chỉ thị của bác sĩ mà điều trị bệnh. Thông thường bác sĩ sẽ tiến hành điều trị tùy theo giai đoạn bệnh. Loại kháng sinh được sử dụng sẽ là Penicilin vì không gây hại cho thai nhi.
Thai phụ khi tiêm thuốc có thể gặp một số tác dụng phụ như sốt, ớn lạnh, đau đầu. Các triệu chứng này sẽ xuất hiện sau vài giờ, biết mất sau khoảng 36 giờ nên không đáng ngại.
Trường hợp thai phụ bị dị ứng Penicilin thì trước khi dùng thuốc sẽ được tiến hành gây tê. Thai phụ cũng cần được theo dõi vì thuốc có thể làm tăng nhịp tim của thai nhi. Việc điều trị cũng phải được tiến hành đối với người chồng bất kể xét nghiệm bệnh là âm tính.
Có thể thấy rằng bị giang mai khi mang thai mang tới rất nhiều ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Do đó người bệnh cần tiến hành điều trị tại các cơ sở y tế uy tín. Phòng khám bệnh xã hội Thành Đô là một địa chỉ điều trị tận tình chu đáo mà bệnh nhân không nên bỏ qua.
Bệnh lậu phát triển qua hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, bệnh khi chuyển sang giai...
Phòng khám đa khoa Thành Đô có tốt không? Đó cũng là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra...
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu an toàn và uy tín? Bệnh lậu có ảnh hưởng nặng nề đến sức...
Bệnh mụn rộp sinh dục hay herpes sinh dục được coi là một trong những bệnh xã hội điển hình....
“ Gieo mầm hy vọng - gặt trọn niềm tin ”