
Khoa khám bệnh & Nội khoa - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí
Bệnh giang mai có mấy giai đoạn phát triển? Đặc điểm mỗi giai đoạn như thế nào? Giai đoạn giang mai nào nguy hiểm nhất? Đây là những thắc mắc thường thấy ở người mắc bệnh giang mai. Cần phải hiểu rõ các giai đoạn này để biết nên đi khám giang mai từ sớm.
Người mắc bệnh giang mai sẽ trải qua 4 giai đoạn cho tới khi được điều trị khỏi bệnh. Giang mai là căn bệnh hết sức nguy hiểm. Ảnh hưởng nặng nhất của bệnh là gây ra tử vong. Do vậy người mắc giang mai cần phải nắm rõ về giai đoạn bệnh và điều trị chữa cho triệt để. Những giai đoạn của bệnh giang mai như sau:
Bệnh nhân khởi phát triệu chứng giang mai đầu tiên sau thời gian ủ bệnh. Đa phần người mắc giang mai ủ bệnh khoảng 21 ngày. Nhưng cũng có trường hợp phát bệnh sau 1 tháng, thậm chí là cả năm. Vì vậy, thời gian ủ bệnh giang mai dao động từ 2 - 90 ngày tùy theo đề kháng.
Bệnh nhân nổi săng giang mai là bước vào giai đoạn 1. Các săng này thường có hình tròn hoặc bầu dục. Ở giữa các săng có chứa dịch, trong dịch này rất nhiều xoắn khuẩn. Khi rửa sạch các săng sẽ thấy phần đáy khá cứng, không bằng phẳng rõ rệt. Sau khoảng từ 3 - 6 tuần các săng này tự lặn đi không để lại sẹo
Săng giang mai thường xuất hiện tại cơ quan sinh dục ở cả nam lẫn nữ, ngoài ra còn có vùng hậu môn - trực tràng. Kích thước khoảng từ 0,3 - 3 cm có màu đỏ. Đồng thời người mắc bệnh hoàn toàn không có triệu chứng đau ngứa nào. Hai bên bẹn có thể nổi hạch cứng nhưng không đau đớn. Săng giang mai có thể gây lây lan bệnh rất nhanh chóng.
Sau khi các săng giang mai lặn hết thì nhiều bệnh nhân tưởng là tự khỏi bệnh. Thật ra vi khuẩn chỉ ăn sâu vào và gây các biểu hiện khác. Lúc này đa phần bệnh nhân bắt đầu có triệu chứng nổi ban đào hoặc nổi sẩn. Sau khoảng 4 đến 10 tuần sau giai đoạn 1 là sẽ có biểu hiện này.
Ấn xuống thì tan, không sần sùi, không tạo thành tổn thương bong vảy. Ban đào mất 1 đến 2 tuần để mọc lên, cứ nổi lên trong vòng từ 1 đến 3 tuần rồi sẽ tự mất đi. Người mắc không có cảm giác ngứa ngáy khó chịu gì cả. Thường thấy ban đào nổi lên ở các vùng ngực bụng, tay, vai
Mụn cọ xát sẽ vỡ ra tạo thành vết loét chảy dịch hoặc mủ. Sẩn mọc với đủ mọi kích thước, mọc lẻ tẻ tách biệt rõ ràng với nhau. Nếu có mọc liên kết thì tạo thành mảng. Sẩn thường xuyên gây bong da, chảy nước. Những nước và dịch từ người bệnh chứa xoắn khuẩn nên rất dễ lây nhiễm. Sẩn nếu mọc ở cơ quan sinh dục thì ít nhô lên mà khá bằng phẳng. Tạo thành mảng như mụn cóc sinh dục vậy.
Ở giai đoạn 2 cơ thể có biểu hiện toàn thân như sốt, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn… Cũng bị nổi hạch như giai đoạn đầu nhưng tùy vị trí. Một số trường hợp giang mai giai đoạn 2 gây tổn thương nặng nề hơn. Bệnh nhân có thể gặp viêm gan, thận, viêm xương khớp, các bệnh về thị giác… Các triệu chứng giang mai giai đoạn 2 sẽ biến mất sau 3 - 6 tuần và bệnh nhân tiến vào giai đoạn tiềm ẩn.
Được chia ra làm hai nhóm: giang mai tiềm ẩn sớm và giang mai tiềm ẩn muộn. Lấy mốc 1 năm sau giai đoạn 2 làm cơ sở để phân chia. Người bị giang mai tiềm ẩn sớm và những giai đoạn bệnh trước có khả năng lây lan mạnh mẽ. Đối với người bị giang mai tiềm ẩn muộn khả năng lây lan giảm dần.
Xác định giang mai tiềm ẩn bằng cách xét nghiệm bệnh vì không có triệu chứng nào cả. Cũng có trường hợp tái phát triệu chứng giai đoạn 2 nhưng nhẹ hơn và nhanh hết hơn mắc lần đầu
Bệnh giang mai giai đoạn 3 xảy ra sau giai đoạn 2 nhiều năm. Lúc này được chia ra làm 3 loại: củ giang mai, giang mai tim mạch và giang mai thần kinh. Người mắc bệnh giang mai giai đoạn 3 dù bị loại nào thì cũng rất nguy hiểm. Những biến chứng có thể xảy ra như các bệnh viêm và tổn thương não, phình mạch, tổn thương xương khớp ảnh hưởng tới cử động, tổn thương hoại tử lở loét, tổn thương tinh thần gây trầm cảm, rối loạn ý thức…
Những tổn thương do giai đoạn 3 bệnh giang mai là khó lòng khắc phục nổi. Kể cả bác sĩ có dùng thuốc loại bỏ vi khuẩn cơ thể cũng không tự phục hồi được.
Bệnh nhân thắc mắc giang mai có mấy giai đoạn hẳn cũng biết giai đoạn 3 là nguy hiểm nhất. Tuy nhiên, giai đoạn 3 bệnh không lây lan được. Nhưng ở giai đoạn 1,2 và tiềm ẩn thì đều có khả năng lây mạnh mẽ. Có thể nói giang mai là một căn bệnh hết sức nguy hiểm.
Điều trị bệnh giang mai phải căn cứ vào tình trạng bệnh. Đối với vấn đề giang mai có mấy giai đoạn hẳn bệnh nhân cũng đã hiểu rất rõ. Nếu thấy dấu hiệu hoặc nghi ngờ nhiễm bệnh hãy tới ngay phòng khám Thành Đô - Bắc Ninh. Nơi đây là địa chỉ chuyên điều trị giang mai uy tín trong khu vực.
Bệnh lậu phát triển qua hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, bệnh khi chuyển sang giai...
Phòng khám đa khoa Thành Đô có tốt không? Đó cũng là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra...
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu an toàn và uy tín? Bệnh lậu có ảnh hưởng nặng nề đến sức...
Bệnh mụn rộp sinh dục hay herpes sinh dục được coi là một trong những bệnh xã hội điển hình....
“ Gieo mầm hy vọng - gặt trọn niềm tin ”