
Khoa khám bệnh & Nội khoa - Phòng khám đa khoa Thành Đô - Bắc ninh
LƯU Ý: Bài viết có thể chưa giải đáp hết thắc mắc của bạn, nếu bạn cần tìm hiểu thêm, hãy bấm vào đây để được tư vấn miễn phí
Bệnh giang mai lây qua đường nào? Đây là vấn đề mà nhiều người bệnh rất quan tâm bởi nhiều trường hợp người bệnh mắc giang mai không rõ lý do. Hiểu rõ con đường lây lan của bệnh cũng là cách duy nhất để phòng tránh cho triệt để.
Trước khi tìm hiểu về con đường lây lan của căn bệnh này thì người đọc cần biết rằng giang mai là một căn bệnh rất nguy hiểm. Thế giới đánh giá giang mai chỉ xếp sau bệnh AIDS bởi sự lây lan và biến chứng do nó gây ra. Bệnh lại ít biểu hiện ở những giai đoạn đầu. Sau khi phát bệnh biểu hiện lại giống như bệnh da liễu thông thường.
Biết được bệnh giang mai lây qua đường nào, tiến hành phòng tránh là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe. Các bác sĩ chuyên gia cho biết, giang mai thường lây lan qua 4 con đường chính:
Có khoảng từ 95 - 98% người mắc bệnh giang mai là do lây truyền qua đường tình dục. Cơ quan sinh dục trong quá trình làm chuyện “yêu” thường sẽ có những tổn thương, vết xước, vết nứt… Thêm nữa, đây cũng là một bộ phận thường khá ẩm ướt, phù hợp với điều kiện sinh sống của loại vi khuẩn này.
Xoắn khuẩn gây bệnh giang mai có thể dễ dàng lây lan qua quá trình quan hệ tình dục không an toàn, không có biện pháp bảo vệ. Nhất là nếu quan hệ với người mắc bệnh ở thời kỳ đầu. Nếu mắc giang mai càng lâu năm thì tỉ lệ lây lan sẽ càng giảm.
Người mẹ bị giang mai, dù là trước hay sau khi mang thai thì cũng có khả năng lây truyền sang con. Nếu trong quá trình mang thai mắc bệnh thì từ tháng thứ 5 trở đi trẻ có thể bị nhiễm khuẩn khi truyền qua nhau thai.
Trong trường hợp trẻ may mắn không bị nhiễm khuẩn qua nhau thai thì nếu trải qua sinh nở, đi qua đường sinh dục của mẹ sẽ có thể tiếp xúc với xoắn khuẩn và mắc bệnh. Do đó các bác sĩ chuyên khoa khuyên chị em nên sinh mổ khi mắc giang mai.
Khuẩn giang mai dễ chết ở ngoài môi trường thông thường. Nhưng khó tránh khỏi tình trạng sót lại xoắn khuẩn trên các vật dụng cá nhân. Nếu dùng chung đồ đạc với người bị mắc bệnh thì cũng có khả năng bị lây nhiễm.
Khi đã hiểu rõ về con đường lây lan bệnh giang mai thì có thể dựa vào đó mà tiến hành phòng tránh bệnh. Hãy áp dụng những phương pháp sau:
- Ủng hộ và áp dụng quan hệ tình dục an toàn. Bao cao su là phương pháp an toàn giúp ngăn chặn các bệnh lây truyền qua đường tình dục. Vì vậy hãy sử dụng bao cao su mỗi khi quan hệ, nhất là với người lạ, người nghi ngờ nhiễm bệnh…
- Tiến hành tầm soát giang mai nếu thuộc nhóm nguy cơ cao. Những người quan hệ với nhiều người, từng mắc bệnh lây qua đường tình dục. Phụ nữ mang thai, quan hệ đồng giới… thì nên tiến hành tầm soát càng sớm càng tốt để phát hiện sớm, chữa kịp thời
- Nên tránh xa những người bị mắc bệnh giang mai cho đến khi khỏi bệnh. Tốt nhất là không quan hệ tình dục, không sử dụng chung đồ đạc cá nhân. Tránh đụng chạm tiếp xúc trực tiếp để hạn chế lây bệnh.
- Nếu phát hiện có vết loét thì cần tiến hành điều trị bệnh ngay để phòng biến chứng. Ngoài ra nên đi khám sức khỏe định kỳ để phát hiện được bệnh sớm và chữa kịp thời.
- Để tránh lây bệnh giang mai cho thai nhi thì tốt nhất người mẹ tầm soát bệnh trước khi mang thai. Nếu có mắc bệnh thì tránh thai ngay từ đầu là tốt nhất.
Hiểu rõ bệnh giang mai lây qua đường nào thì người đọc có thể dựa vào đó mà tiến hành phòng tránh một cách triệt để. Nếu có vấn đề gì thắc mắc có thể tìm tới các cơ sở y tế chuyên khoa như phòng khám bệnh xã hội Thành Đô - Bắc Ninh. Các chuyên gia của phòng khám sẽ giải đáp cụ thể kỹ lưỡng cho người bệnh.
Bệnh lậu phát triển qua hai giai đoạn cấp tính và mãn tính. Trong đó, bệnh khi chuyển sang giai...
Phòng khám đa khoa Thành Đô có tốt không? Đó cũng là câu hỏi mà nhiều người đang đặt ra...
Xét nghiệm bệnh lậu ở đâu an toàn và uy tín? Bệnh lậu có ảnh hưởng nặng nề đến sức...
Bệnh mụn rộp sinh dục hay herpes sinh dục được coi là một trong những bệnh xã hội điển hình....
“ Gieo mầm hy vọng - gặt trọn niềm tin ”